Bệnh đậu gà – Những thông tin người nuôi nên biết

Bệnh đậu gà là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gà. Bệnh lây nhiễm bởi một loại virus tồn tại trong môi trường sống xung quanh gà. Và để giúp người chăn nuôi có thêm kiến thức, thông tin về căn bệnh này thì chúng tôi đã tổng hợp, phân tích và đưa vào bài viết dưới đây.

Bệnh đậu gà là gì?

Bệnh đậu gà một căn bệnh lây nhiễm giữa các cá thể gà với nhau thông qua virus Fowlpox. Chủng virus này thường tồn tại trong thức ăn, vật dụng, chuồng nuôi của gà,… Bệnh này thường xuất hiện khi gà có độ tuổi từ 25 đến 50 ngày tuổi. Bệnh sẽ gây ra những nốt đậu ở những vùng da trơn, không lông.

Nếu không phát hiện sớm thì bệnh đậu gà sẽ chuyển biến xấu với những triệu chứng như nốt đậu tăng sinh chèn ép các cơ quan miệng, họng, hầu, thực quản,… Một số biểu hiện xấu hơn như viêm phổi, tiêu chảy, mù mắt, tăng nguy cơ tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh từ 10% – 95% và tử vong khoảng 2% đến 3%.

Xem Thêm  Chữa bệnh cho gà bằng thuốc nam, lựa chọn tối ưu và thông minh

Đặc biệt ở gà đá sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chiến đấu của gà tại các trận đá gà trực tiếp.

Bệnh đậu gà có nguy hiểm không?
Bệnh đậu gà có nguy hiểm không?

Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh đậu ở gà

Bệnh đậu gà do virus Fowlpox gây ra, chúng được tìm thấy trong môi trường tự nhiên, đặc biệt những chủng này thường có sức sống rất mạnh mẽ, chúng có thể kháng lại các kháng thể trong cơ thể gà.

Căn bệnh này thường lây chậm, thời gian ủ bệnh dài và virus xâm nhập vào cơ thể gà thông qua các vết thương, trầy xước trên da. Nhưng tác nhân truyền nhiễm chủ yếu vẫn là muỗi, rận, các vi sinh vật ký sinh trong lông, da gà. Những vi sinh vật này sẽ hút máu máu của gà bị bệnh và lây cho những con gà khoẻ mạnh.

Những triệu chứng thường thấy của bệnh đậu gà

Khi virus đã xâm nhập vào cơ thể thì gà sẽ xuất hiện những biểu hiện sau đây:

Chủng ngoài da

  • Độ tuổi: gà con, gà trưởng thành.
  • Vị trí xuất hiện nốt đậu: khu vực da không có lông như mào, các mép, da quanh mắt, chân, hậu môn,…
  • Hậu quả:
    • Vị trí mắt thì gà sẽ bị viêm kết mạc không mở mắt bình thường được, khu vực quanh miệng sẽ khiến gà khó khăn khi ăn và giảm sụt cân nặng.
    • Tại các vị trí nhiễm bệnh sẽ có nổi nốt đậu màu trắng, sau đó chuyển sang mụn nước màu vàng xám và sần sùi. Một thời gian sau các nốt này sẽ vỡ ra và khô lại tạo thành từng mảng vảy, từ đó tạo thành sẹo có màu nâu hồng. Và quá trình này sẽ gây nhiễm trùng nặng, hoại tử ở vùng da bị nhiễm.
Xem Thêm  Gà Ri Tía Mận Thuần Chủng - Khám Phá Giống Gà Ri Quý Hiếm

Bệnh đậu gà ở niêm mạc

  • Độ tuổi: thường xuất hiện ở gà con 3 – 4 tuần tuổi.
  • Vị trí xuất hiện: niêm mạc hầu họng, khí quản, vòm miệng, mắt, mũi,…
  • Hậu quả:
    • Gà sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở, sốt, ủ rũ, bỏ ăn, xuất hiện các màng giả ở niêm mạc, nếu lớp màng này bị bong tróc sẽ gây xuất huyết hoặc lớp da sẽ có màu đỏ tươi.
    • Các màng giả ở mắt, mũi sẽ hình thành khối mưng mủ ở xoang mắt, xoang mũi khiến gà ngạt thở, mù loà và dẫn đến tử vong.

Chủng hỗn hợp

  • Độ tuổi: thường xảy ra ở gà con.
  • Vị trí: ngoài da, niêm mạc.
  • Hậu quả: tượng tự với hai chủng trên nhưng tốc độ phát triển bệnh ở chủng này sẽ nhanh hơn và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.
Những biểu hiện của bệnh đậu gà
Những biểu hiện của bệnh đậu gà

Điều trị bệnh đậu gà như thế nào để đạt hiệu quả cao

Hiện nay, vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị bệnh đậu gà những người nuôi vẫn có thể sử dụng các biện pháp xử lý chống bội nhiễm, nhiễm trùng nặng như:

  • Đối với ngoài da người nuôi có thể chờ cho nốt đậu vỡ và bong tróc, sau đó sử dụng nước muối pha loãng hoặc thuốc sát trùng nhẹ xanhmethylen 2%, Iod 1-2% bôi từ 1 đến 2 lần kéo dài trong 3 – 4 ngày.
  • Còn những nốt xuất hiện ở niêm mạc người nuôi cần loại bỏ các màng giả ở vùng miệng rồi bôi thuốc sát trùng nhẹ vào vết thương, sau đó dùng thuốc kháng sinh nhẹ như Mebi-Ampicoli, Flophenicol 5%, Amox Ac 50%,… trộn chung với thức ăn hoặc nước uống, cho gà uống thức từ 3 – 5 ngày, mỗi ngày 2 lần.
  • Ngoài ra, người nuôi có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho gà.
Xem Thêm  Full Trực Tiếp Đá gà Thomo cpc3 Hôm nay ngày 22/5/2024

Phương pháp phòng bệnh đậu gà

Để hạn chế căn bệnh đậu gà xuất hiện thì người nuôi nên sử dụng các biện pháp sau đây, cụ thể như:

  • Dinh dưỡng: chủ nuôi phải đảm bảo cho gà ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và cho gà uống đủ nước, việc này sẽ giúp đàn gà của bạn tăng sức đề kháng để chống lại virus.
  • Vệ sinh: người nuôi phải vệ sinh chuồng trại, phun sát khuẩn xung quanh chuồng trại. Xử lý các chất thải của gà theo đúng quy trình vì đây là nơi sinh ra rất nhiều vi khuẩn. Đặc biệt phải tiêu diệt các vật trung gian như muỗi, rận, vi sinh vật gây hại,…
  • Tiêm chủng: Bạn có thể cho gà tiêm các loại vaccine cho gà từ 7 đến 10 ngày tuổi để đảm bảo gà không bị nhiễm các virus nguy hiểm.
Phòng bệnh đậu gà như thế nào để được hiệu quả
Phòng bệnh đậu gà như thế nào để được hiệu quả

Và bài viết trên đã giới thiệu chi tiết đến người nuôi những thông tin về bệnh đậu gà, rất mong những kiến thức này sẽ giúp anh em chăm sóc gà tốt hơn và có được những đàn gà đá khỏe mạnh trên chiến trường đá gà thomo nhé.

Để lại một bình luận